Giai đoạn hậu sản là thời kỳ các mẹ cần chú ý đến vệ sinh, chế độ ăn uống, vận động sau sinh kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể người mẹ phục hồi nhanh chóng sau cuộc chiến sinh nở. Hãy cùng Mẹ An Nhiên tìm hiểu những lưu ý cần thiết nhé!
Giai đoạn hậu sản là gì?
Giai đoạn này là lúc cơ thể người mẹ bắt đầu hồi phục, tử cung trở về trạng thái ban đầu sau thời gian mang thai và sinh con. Thời kỳ hậu sản thường kéo dài trong khoảng 6 tháng đầu. Nhiều biến chứng và dấu hiệu nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy các mẹ cần để ý hơn cho cả mẹ và bé nhé!
Những lưu ý trong giai đoạn hậu sản
Chăm sóc vết mổ sau sinh
Vết mổ ở da sẽ thường lành trong khoảng 3-5 ngày. Với vết may bằng chỉ tiêu sẽ không cần cắt chỉ. Còn với chỉ không tiêu, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn cắt chỉ trong khoảng 5-7 ngày sau mổ.
Trong thời gian này, các mẹ nên tắm nhanh với nước ấm hoặc chỉ lau khô toàn thân. Tránh để vết mổ thấm nước.
Hạn chết việc băng kín vết mổ để nhanh lành và đặc biệt không tự ý dùng các dung dịch sát khuẩn lên vết mổ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ thường kê toa cho mẹ các loại thuốc cần dùng, nên các mẹ cứ yên tâm nhé!
Sản dịch và kinh nguyệt
Sản dịch là một chất dịch chảy ra từ cửa mình trong vài tuần đầu sau sinh. Sản dịch thường có màu đỏ trong 4 ngày sau sinh. Sau đó chuyển dần sang màu hồng đến ngày thứ 9. Từ ngày thứ 10 trở đi, sản dịch sẽ có màu nâu sẵm. Sau đó nhạt dần và hết hẳn từ 2-4 tuần sau sinh.
Với các mẹ cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ thường có lại sau tháng thứ 6 hoặc chậm hơn. Với các mẹ không cho con bú mẹ hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ thường sớm hơn từ 4-6 tuần sau sinh.
Vệ sinh cơ thể
Sau khi vừa sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ thường có nhiều mồ hôi. Vì vậy nên cần tắm gội sạch sẽ, gội đầu từ 3-4 ngày sau sinh. Ngoài ra, việc tắm gội nên dùng nước ấm, phòng kín gió và tránh ngâm mình trong nước lâu, lau người thật khô. Không nên tắm và gội cùng một lúc.
Vùng cửa mình cần được vệ sinh sạch sẽ, không được đặt bất kỳ vật lạ gì trong âm đạo và giao hợp khi còn sản dịch. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Cho bé bú
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ sau sinh mà nên cho con bú từ 30 phút đến một giờ. Nếu mẹ gây mê toàn thân thì có thể cho con bú trễ hơn khoảng 6 giờ sau khi mổ.
Từ lúc vừa sinh, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tạo sữa non. Sữa non có màu vàng nhạt, hơi đặc, chứa nhiều kháng thể và dinh dưỡng cho bé, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và thích nghi với môi trường mới bên ngoài.
Bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bé bú sớm và thường xuyên sẽ kích thích tuyết sữa và hormone người mẹ hoạt động mạnh để tiết nhiều sữa hơn và hạn chế vấn đề mất sữa mẹ.
Dạ dày của bé rất nhỏ, vì vậy nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, tránh việc ép bé bú quá nhiều. Mỗi lần bé bú sẽ kéo dài 10-15 phút. Khi bé đã cảm thấy no sẽ tự nhả vú và ngủ rất ngon.
Chế độ sinh hoạt
Vận động
Vận động, đi lại sớm sau sinh sẽ giúp tử cung nhanh phục hồi, tránh chảy máu sau sinh, bế sản dịch. Những ngày đầu, sản phụ có thể tập ngồi và đi lại trong phòng.
Sau đó, tùy theo cơ địa mỗi mẹ, có thể đi bộ nhiều hơn để cơ thể sớm hồi phục và giảm nguy cơ các biến chứng sau phẩu thuật.
Nghỉ ngơi
Người mẹ sau cuộc chuyển dạ sẽ mất nhiều máu và năng lượng, vì vậy cần nghỉ ngơi nhiều.
Ngủ đủ giấc hết sức quan trọng với mẹ. Trung bình các mẹ cần ngủ 8-9 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp sản phụ lấy lại sức khỏe và tiết sữa tốt hơn, tránh căng thẳng và trầm cảm sau sinh.
Các ông bố hãy phụ mẹ chăm bé trong những lúc này nhé!
Chế độ ăn uống
Sau cuộc chiến sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ hao tổn rất nhiều. Vì vậy sẽ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để sớm phục hồi và có sữa cho bé bú.
Trong khẩu phần ăn uống của người mẹ cần lưu ý:
- Không được ăn gì trong 6 giờ đầu sau mổ. Sản phụ sẽ ăn các món lỏng đến đặc.
- Ngày đầu sau sinh, người mẹ nên uống nhiều nước và ăn cháo loãng. Sau khi xì hơi, có thể ăn uống bình thường và bổ sung thịt, cá, trứng, sữa để tăng cường dinh dưỡng.
- Không nên ăn thực phẩm cay, nóng như ớt, cà phê, trà sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây… để tránh táo bón.
Chăm con thời kỳ hậu sản
Cũng như người mẹ, các bé sơ sinh sẽ có một số vấn đề thường gặp:
Phân lỏng
Thường từ 6-12 giờ sau sinh, các bé sẽ đi phân su màu xanh đậm. Với các bé sinh non có thể sẽ trễ hơn. Phân su sẽ thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Sau đó đổi sang màu vàng nhạt và dần vàng.
Bé bú mẹ thường xuyên sẽ đi khoảng 5-6 lần/ngày. Phân sẽ không có mùi đáng kể và bọt.
Thức đêm ngủ ngày
Các mẹ sẽ rất quan tâm đến giấc ngủ của mẹ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do môi trường thay đổi từ trong bụng mẹ sang bên ngoài tự nhiên nên các bé sẽ chưa phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy các bé sơ sinh sẽ thường ngủ nhiều vào ban ngày và thức nhiều vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh sẽ gần như ngủ suốt, chỉ thường thức giấc để bú. Các mẹ không cần phải đánh thức bé dậy bú đâu nhé. Nhưng cũng không nên để bé ngủ hơn 3 giờ mà không bú.
Vàng da sinh lý
Vàng da ở bé sơ sinh là biểu hiện sinh lý bình thường. Do hồng cẩu của thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu vỡ. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ có một lượng bilirubin chứa sắc tố màu vàng, phóng thích vào máu làm cho bé vị vàng da.
Đa số bé sơ sinh sẽ thường bị vàng da trong 1 tuần sau khi chào đời. Chiếm tỉ lệ 20-30% với bé đủ tháng và 80% với các bé sinh non.
Các trường hợp vàng da sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Sau khi bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu. Một số trường hợp nặng do bilirubin cao trong máu. Lúc này bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp cho các mẹ!
Nguồn tham khảo: Vinmec | Chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản
Hy vọng những kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong giai đoạn hậu sản. Nếu thấy hay, đừng quên share bài viết giúp Mẹ An Nhiên nhé!