Tiêm phòng là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe của trẻ; giúp ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm khác nhau và xây dựng tốt khả năng miễn dịch của con.
Nhiều cha mẹ không biết liệu trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không? Vì nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, tiêm phòng sẽ không thực sự hiệu quả khi tình trạng sức khỏe thể chất của con đang không tốt nhất.
Trong bài viết này của Mẹ An Nhiên, cha mẹ sẽ biết trường hợp nào trẻ không được khuyến khích tiêm phòng. Và liệu trẻ bị ho khò khè, sổ mũi có tiêm được không các mũi vắc-xin phòng sởi, cúm, lao và bại liệt.
Những trường hợp trẻ nên tạm hoãn hoặc không tiêm phòng
Hầu hết các loại vắc-xin đều rất an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ trẻ sẽ cần tạm hoãn hoặc không tiêm phòng. Cụ thể là:
- Phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin trước đó.
- Sốt cao.
- Dị ứng trứng (không tiêm một liều duy nhất đối với vắc-xin phòng bệnh cúm và vi-rút sởi).
- Bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi.
- Steroid liều cao.
- Suy giảm miễn dịch hoặc hóa trị.
- Dương tính với HIV.
- Có người ở nhà bị ốm.
Cha mẹ cần kiểm tra với bác sĩ để xem con có cần phải tạm hoãn hay không. Các trường hợp nêu trên là rất hiếm gặp. Việc trì hoãn tiêm chủng ở trẻ cũng không đảm bảo con có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt nhất. Thậm chí còn gây ra những biến chứng, hậu quả tiêu cực cho trẻ.
Vậy với những trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không? Cha mẹ đọc tiếp nội dung ở phần tiếp theo.
Trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không?
Theo CDC, trẻ bị bệnh nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của cơ thể với vắc-xin. Trẻ vẫn có thể được tiêm phòng nếu bị:
- Sốt nhẹ
- Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
- Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)
- Tiêu chảy nhẹ
Vậy trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có. Vì vắc xin chỉ chứa một phần nhỏ vi khuẩn và vi rút mà trẻ thường tiếp xúc một cách tự nhiên. Do đó, hệ thống miễn dịch của chúng có thể xử lý việc tiêm vắc-xin; và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc.
Cha mẹ cũng cần hiểu rằng, mũi tiêm phòng không làm cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin có thể gây ra các phản ứng phụ nhẹ, như sốt nhẹ, đau nhức hoặc sưng tấy ở nơi tiêm.
Để giúp giảm bớt sự khó chịu do những tác dụng phụ này, cha mẹ tham khảo thêm:
- Cách giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin
Trẻ bị ho có tiêm phòng sởi được không?
CDC khuyến cáo trẻ cần tiêm hai liều vắc-xin sởi (MMR). Liều đầu tiên khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi; và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ có thể tiêm liều thứ hai sớm hơn miễn là sau liều đầu tiên ít nhất 28 ngày.
Tiêm phòng sởi bảo vệ trẻ chống lại bốn bệnh: sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.
Ngoài những trường hợp không được tiêm phòng như đã chia sẻ trên phần đầu. Các trường hợp không nên tiêm phòng sởi khác bao gồm:
- Đã từng mắc bệnh khiến trẻ dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
- Gần đây, trẻ đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác.
- Trẻ bị bệnh lao.
- Đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong 4 tuần qua. Các vắc xin sống tiêm quá gần nhau cũng có thể không hiệu quả.
Vậy trẻ bị ho tiêm phòng sởi được không? Vẫn được cha mẹ nhé!
Trẻ bị ho có tiêm phòng cúm được không?
Trẻ bị ho có tiêm phòng cúm được không? Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé.
Tiêm phòng cúm hàng năm là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi bệnh cúm; và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
CDC khuyến cáo trẻ nên tiêm phòng cúm hàng năm vào mùa thu; bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi. Một số trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể cần 2 liều để được bảo vệ tốt nhất.
Ngoài những trường hợp không được tiêm phòng như đã chia sẻ trên phần đầu. Các trường hợp không nên tiêm phòng cúm khác bao gồm:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với gelatin, thuốc kháng sinh hoặc các thành phần khác trong vắc-xin phòng cúm.
Như vậy, cha mẹ có thể yên tâm khi tiêm phòng cúm cho trẻ bị ho nhẹ, khò khè.
Trẻ bị ho có tiêm phòng lao được không?
Vắc-xin Bacillus Calmette – Guérin (BCG) được sử dụng để ngăn ngừa bệnh lao (TB). Tiêm phòng lao là một loại vắc xin sống đã được xử lý để không gây hại cho con người.
Theo NHS, tiêm phòng lao chỉ được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao.
Một số trẻ em không nên tiêm phòng lao vì vắc-xin này có thể gây ra các biến chứng (ngoài những trường hợp không được tiêm phòng như đã chia sẻ trên phần đầu). Cụ thể là:
- Trẻ đã từng bị lao trước đây
- Có xét nghiệm Mantoux dương tính (da)
Vậy trẻ bị ho có tiêm phòng lao được không? Cha mẹ vẫn có thể cho con tiêm phòng lao; nhưng sẽ cần kiểm tra kỹ với bác sĩ nhé.
Trẻ bị ho có tiêm phòng bại liệt được không?
Trẻ bị ho có tiêm phòng bại liệt được không? Có thể, nhưng vẫn cần kiểm tra kỹ với bác sĩ.
CDC khuyến cáo rằng trẻ em nên tiêm chủng bốn liều vắc-xin bại liệt. Trẻ nên tiêm một liều ở mỗi độ tuổi sau: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 đến 18 tháng tuổi và 4 đến 6 tuổi.
Ngoài những trường hợp không được tiêm phòng như đã chia sẻ trên phần đầu. Các trường hợp tạm hoãn tiêm phòng bại liệt khác bao gồm:
- Khi trẻ bị ốm nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh; cha mẹ có thể tạm hoãn chủng ngừa.
- Khi trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng, có lẽ trẻ nên đợi cho đến khi khỏi bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho cha mẹ.
Trẻ cảm lạnh cũng có triệu chứng ho nhẹ, ho khò khè. Do đó, với liều tiêm phòng bại liệt. Cha mẹ cứ kiểm tra với bác sĩ để có câu trả lời chắc chắn nhé.
Trẻ bị ho có tiêm phòng 5in1 được không?
Tiêm phòng 5in1 giúp bảo vệ chống lại 5 loại bệnh khác nhau: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib. Tất cả năm bệnh này đều có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi có thể gây tử vong.
Tất cả trẻ em từ hai tháng đến năm tuổi nên tiêm vắc-xin 5in1. Liều trình tiêm thường được chia làm 4 giai đoạn: liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi; liều thứ hai khi trẻ 4 tháng tuổi; liều thứ ba khi trẻ 6 tháng tuổi; và liều cuối cùng khi trẻ 18 tháng tuổi.
Ngoài những trường hợp không được tiêm phòng như đã chia sẻ trên phần đầu. Các trường hợp không tiêm phòng 5in1 khác bao gồm:
- Bị sốt vào thời điểm hẹn tiêm chủng
- Có dấu hiệu của vấn đề thần kinh đang diễn biến xấu; bao gồm cả chứng động kinh không được kiểm soát.
Cha mẹ không cần hoãn tiêm chủng nếu con bị ốm nhẹ; chẳng hạn như ho hoặc cảm lạnh không kèm theo sốt. Nhưng nếu bé ốm kèm sốt cao; tốt nhất cha mẹ nên trì hoãn việc tiêm phòng cho đến khi bé khỏi bệnh.
Trẻ bị ho có tiêm phòng 5in1 được không? Nếu con có tiền sử sốt co giật (phù) hoặc lên cơn trong vòng 72 giờ sau khi tiêm liều vắc-xin trước đó; hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về những gì cần làm.
Nhìn chung, nếu các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của trẻ ở mức độ nhẹ. Cha mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo con có hệ miễn dịch vững chắc chống lại bệnh tật. Một lưu ý quan trọng là luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết phương án và lộ trình tiêm chủng tốt nhất cho con.